Cùng tìm hiểu cấu trúc ma trận đề thi THPT Quốc gia 2021 môn toán
Lớp | Chương | Dạng bài | Trích dẫn đề Minh Họa | Mức độ | Tổng dạng bài | Tổng Chương | |||
NB | TH | VD | VDC | ||||||
12 | Đạo hàm và ứng dụng | Đơn điệu của HS | 3 , 30 | 1 | 1 | 2 | 10 | ||
Cực trị của HS | 4, 5,39,46 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | |||
Min, Max của hàm số | 31 | 1 | 1 | ||||||
Đường tiệm cận | 6 | 1 | 1 | ||||||
Khảo sát và vẽ đồ thị | 7,8 | 1 | 1 | 2 | |||||
Hàm số mũ – Logarit | Lũy thừa – mũ – Logarit | 9, 11 | 1 | 1 | 2 | 8 | |||
HS Mũ – Logarit | 10 | 1 | 1 | ||||||
PT Mũ – Logarit | 12, 13, 47 | 1 | 1 | 1 | 3 | ||||
BPT Mũ – Logarit | 32,40 | 1 | 1 | 2 | |||||
Số phức | Định nghĩa và tính chất | 18,20,34,42,49 | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 | 6 | |
Phép toàn | 19 | 1 | 1 | ||||||
PT bậc hai theo hệ số thực | 0 | ||||||||
Nguyên Hàm – Tích Phân | Nguyên hàm | 14, 15 | 1 | 1 | 2 | 8 | |||
Tích phân | 16,17,33,41 | 1 | 1 | 2 | 4 | ||||
Ứng dụng TP tính diện tích | 44, 48 | 1 | 1 | 2 | |||||
Ứng dụng TP tính thể tích | 0 | ||||||||
Khối đa diện | Đa diện lồi – Đa diện đều | 0 | 3 | ||||||
Thể tích khối đa diện | 21, 22, 43 | 1 | 1 | 1 | 3 | ||||
Khối tròn xoay | Khối nón | 23 | 1 | 1 | 2 | ||||
Khối trụ | 24 | 1 | 1 | ||||||
Khối cầu | |||||||||
Giải tích trong không gian | Phương pháp tọa độ | 25 | 1 | 1 | 8 | ||||
Phương trình mặt cầu | 26, 37, 50 | 1 | 1 | 1 | 3 | ||||
Phương trình mặt phẳng | 27 | 1 | 1 | ||||||
Phương trình đường thẳng | 28, 38, 45 | 1 | 1 | 1 | 3 | ||||
11 | Tổ hợp – xác suất | Hoán vị – Chỉnh hợp – Tổ hợp | 1 | 1 | 1 | 3 | |||
Cấp số cộng ( cấp số nhân) | 2 | 1 | 1 | ||||||
Xác suất | 29 | 1 | 1 | ||||||
Hình học không gian | Góc | 35 | 1 | 1 | 2 | ||||
Khoảng cách | 36 | 1 | 1 | ||||||
Tổng | 20 | 15 | 10 | 5 | 50 |
Nhận xét đề minh họa môn Toán 2021
- Các câu khó, mức độ 4 thuộc về các phần: (1), (2), (3), (4), (7).
- Các câu mức độ 3 có khoảng 10 câu và có đủ ở các phần, còn lại 35 câu mức 1-2.
- Nội dung của lớp 11 chiếm 10%, các câu mức độ 1-2.
- Các câu ở mỗi mức độ đang được sắp xếp theo từng chương (giống năm 2017), nhưng đề chính thức chắc không như thế.
- So về mức độ thì đề này dễ hơn đề chính thức năm 2019 nhưng khó hơn đề năm 2020.
- Không có xuất hiện phần: lượng giác, bài toán vận tốc, bài toán lãi suất, phương trình tiếp tuyến, khoảng cách đường chéo nhau.
- Về 5 câu khó nhất (vận dụng cao): câu 46, biện luận số cực trị của hàm chứa trị tuyệt đối là khó nhất đề, đòi hỏi thực hiện nhiều bước; câu 47, 48, 49 đòi hỏi có các kinh nghiệm nhất định ở dạng này để chọn hướng tiếp cận đúng mới xử lý nhanh gọn được; câu 50 có nét mới là kết hợp nhiều chương: khối tròn xoay, tìm giá trị lớn nhất và hình giải tích Oxyz.
- Thời gian lý tưởng để một học sinh muốn được 9+ đề này là: 35 câu đầu làm (và kiểm tra lại) trong 20 phút; 10 câu tiếp theo làm trong 30-40 phút; 5 câu cuối dành 30-40 phút còn lại làm được càng nhiều càng tốt.
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.